Cúng đưa ông bà gồm lễ vật gì? Văn khấn, cách cúng chuẩn nhất

Bởi BTVSEODO
59 Lượt xem

Thủ tục cúng đưa ông bà từ xa xưa đến này đều được thực hiện một cách trang trọng. Điều này thể hiện sự kính trọng và hiếu thuận của con cháu đến tổ tiên. Đồng thời, việc cúng bái giúp ông bà phù hộ cho gia đình nhận nhiều may mắn và tài lộc. Để biết thêm thông tin về cách cúng chuẩn nhất, bạn hãy cùng topdoanhnghiepvn theo dõi bài viết này nhé. 

1. Cúng đưa ông bà vào ngày nào?

Theo bạn, người xưa thường cúng đưa ông bà ngày nào? Vào những dịp như 29 và 30 Tết hằng năm, người Việt Nam sẽ làm một mâm cúng thật thịnh soạn để mời tổ tiên về ăn cùng con cháu. Sau khi qua 3 ngày Tết, bạn phải thực hiện một mâm cơm cúng đưa ông bà về trời. Đây còn được gọi với cái tên dân gian là lễ hóa vàng. 

cúng đưa ông bà

Bạn cần làm mâm cúng thật thịnh soạn để mời tổ tiên

Lễ hóa vàng thường được diễn ra vào mùng 3 Tết hằng năm. Mâm cúng như một lời cảm ơn từ con cháu cho ông bà và tổ tiên vì đã luôn phù hộ và che chở. Tục lệ này vừa giúp bày tỏ tấm lòng hiếu thuận với ông cha mà còn giúp gia đình luôn được bình an và may mắn. Nhờ đó, tập tục này đã lưu truyền hàng trăm năm. 

cúng đưa ông bà

Mâm cúng như một lời cảm ơn từ con cháu cho ông bà

>>>> XEM THÊM: Văn khấn ban thần tài, thổ địa hàng ngày, mùng 1, ngày Rằm chuẩn

2. Sắm lễ mâm cúng đưa tổ tiên, ông bà đầy đủ

Thông thường, lễ cúng đưa ông bà có thể sử dụng đồ chay hoặc mặn tùy mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật. Cụ thể, một mâm cúng cần có những vật phẩm như sau: 

  • Hương, quả (ngũ quả), hoa và nước
  • Trầu cau
  • Rượu
  • Đèn, nến
  • Lễ ngọt và bánh kẹo
  • Mâm cỗ mặn sẽ bao gồm gà, bánh chưng, xôi và những món ăn truyền thống ngày Tết
đưa ông bà ngày nào

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cho mâm cúng

Sau quá trình thực hiện mâm cúng đưa ông bà, bạn phải làm riêng lễ hóa vàng. Gia chủ cần hóa phần tiền vàng của gia thần trước mặt tổ tiên để không gây nhầm lẫn. Tại nơi đốt vàng mã, bạn phải đặt một vài cây mía với vai trò là “đòn gánh” để những linh hồn mang hàng hóa theo. Khi đã thực hiện lễ hóa vàng, bạn cần vẩy một vài giọt rượu cúng trên mâm để vàng mã có thể tiêu được ở chốn âm phủ.

cúng đưa ông bà

Gia chủ cần hóa phần tiền vàng của gia thần trước mặt tổ tiên

>>>> XEM CHI TIẾT: Bao sái bàn thờ ngày nào tốt để cả năm “phát tài, phát lộc”

3. Bài văn khấn cúng đưa ông bà ngày Tết

Trong quá trình làm lễ, bạn cần đọc văn cúng đưa ông bà mùng 3 tết. Thông thường, gia chủ có thể chọn văn cúng chuẩn hoặc truyền thông. Khi thực hiện, bạn cần thể hiện sự trang nghiêm và đọc không quá to. 

3.1 Bài văn khấn đưa ông bà chuẩn

Khi đọc văn khấn, gia chủ phải giữ yên lặng xung quanh và mặc trang phục chỉnh tề. Trong quá trình khấn, bạn cần thể hiện sự thành tâm và kính trọng với tổ tiên. Cụ thể, bài văn cúng đưa ông bà chuẩn sẽ như sau: 

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị Tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ, chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng năm Tân Sửu

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án.

Kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn

Nguyên đán đã qua

Nay xin thiêu hóa kim ngân

Lễ tạ Tôn thần

Rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

cúng đưa ông bà

Trong quá trình khấn, bạn cần thể hiện sự thành tâm

>>>> ĐỌC THÊM: Xem ngày đặt bàn thờ ngoài trời hút tài lộc, giảm vận xấu

3.2 Bài văn cúng khấn lễ đưa ông bà truyền thống

Việc làm mâm cơm cúng đưa ông bà sau Tết đã là phong tục lâu đời của người Việt. Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bạn cần đọc văn khấn để mâm cúng linh nghiệm. Gia chủ có thể tham khảo bài văn cúng sau nhé: 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên, Ngài Bản cảnh Thành hoàng, các Ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng năm Tân Sửu

Tín chủ con tâm thành sắp sửa hương hoa nước quả, kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà, tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiến Xuân đã mãn

Nguyên đán đã qua

Nay xin thiêu hóa kim ngân

Lễ tạ Tôn thần

Rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Chúng con lễ bạc cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

văn cúng đưa ông bà sau tết

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bạn cần đọc văn khấn

Mỗi dịp lễ Tết, việc cúng đưa ông bà đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân ta. Điều này giúp bạn thể hiện sự kính trọng và cầu xin bình an từ các vị tổ tiên. Gia chủ nên chuẩn bị mâm cúng thật đầy đủ và đọc văn khấn để nghi lễ trở nên linh nghiệm. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ topdoanhnghiepvn nhé.

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại bình luận