Dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp là nghi thức truyền thống của mọi gia đình Việt Nam. Hoạt động này được diễn ra vào thời điểm ông Công ông Táo chầu trời. Vậy thủ tục dọn dẹp bàn thờ chuẩn bị những gì và các bước diễn ra như thế nào? Để giúp mọi người trả lời câu hỏi trên, cùng topdoanhnghiepvn đi tìm hiểu ngay!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Tại sao nên dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp?
Khi tết đến xuân về là mọi nhà đều có các hoạt động dọn dẹp đón mừng năm mới. Dọn bàn thờ, vệ sinh bát hương, tỉa chân nhang là những thủ tục thường thấy của các gia đình vào cuối năm. Mọi người nghĩ nên dọn nhà sạch đẹp để đón các vị thần linh và ông bà tổ tiên cùng ăn tết.
Hoạt động dọn dẹp thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp – khi ông Công ông Táo chầu trời. Thủ tục này được cho là cách thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh và ông bà tổ tiên. Đây là một nét văn hóa đẹp trong tín ngưỡng tâm linh của người dân Việt. Các gia đình thường sẽ chọn người có tính cẩn thận ăn mặc quần áo chỉnh tề để dọn bàn thờ.

Dọn bàn thờ ngày 23 tháng chạp để tỏ lòng biết ơn với tổ tiên
2. Xem giờ lành dọn dẹp bàn thờ ngày 23 tháng Chạp
Tương truyền dân gian vào 23 tháng Chạp là thời điểm Ông Công ông Táo chầu trời. Người ta cho rằng đây là thời điểm thích hợp nhất để dọn dẹp, tránh mạo phạm thần linh. Vì vậy, sau khi tiến hành nghi lễ đưa ông Táo thì gia đình tiến hành bao sái bàn thờ. Khung giờ thực hiện tốt nhất là 8h đến 11h55 hoặc 13-17h55h và tránh khoảng thời gian 12-13h.

Khung giờ dọn dẹp bàn thờ tốt nhất là 8h đến 11h55 hoặc 13h-17h55h
>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: Lau Dọn Bàn Thờ Cuối Năm Ngày Nào Để An Nhàn, Phát Đạt
3. Cách lau dọn bàn thờ đúng
Dọn bàn thờ ngày 23 tháng chạp gia tiên là thủ tục tâm linh đòi hỏi mọi người phải cẩn trọng. Để giúp các bạn thực hiện dọn bàn thờ đúng cách không phạm phải kiêng kỵ hay thất trách, hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây của topdoanhnghiepvn.
3.1 Chuẩn bị vật dụng để lau dọn
Khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ bạn nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau:
- Đầu tiên, gia chủ cần sắm sửa một cái khăn lau bàn thờ sạch sẽ hoặc chổi chuyên dụng.
- Tiếp theo, gia chủ cần chuẩn bị nước dọn rửa bàn thờ. Nước được làm từ đinh hương, bạch đàn, quế, gỗ vang, hồi hoặc rượu gừng.
- Gia chủ cần mua giấy đỏ hoặc bàn có khăn trải để đặt bài vị khi hạ xuống. Bát hương cùng các đồ vật khác phải để vào nơi sạch sẽ đã chuẩn bị trước đó. Sau đó, gia chủ mới tiến hành rửa bàn thờ, đồ cúng.
Lưu ý: Nếu bàn thờ đặt chung bài vị các thần linh và gia tiên thì phải tránh bị lẫn lộn.

Gia chủ cần sắm sửa một cái khăn lau bàn thờ sạch sẽ hoặc chổi chuyên dụng
3.2 Quy trình thực hiện tỉa chân hương
Bát hương là một vật dụng rất quan trọng linh thiêng trên bàn thờ. Chính vì vậy gia chủ khi tải chân hương cần phải hết sức cẩn thận. Mọi người có thể tham khảo và làm theo hướng dẫn các bước tỉa chân hương sau đây.
3.2.1 Bước 1: Xin phép gia tiên
Trước khi dọn dẹp bàn thờ, gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ, ăn bận nghiêm túc, chỉnh tề. Gia đình chuẩn bị một đĩa hoa quả bày lên bàn thờ. Sau đó, người đại diện thắp hương thông báo cho tổ tiên và thần linh về việc dọn dẹp. Tiếp theo, mọi người cử những người làm việc cẩn thận, tỉ mỉ dọn bàn thờ.

Gia đình chuẩn bị một đĩa hoa quả bày lên bàn thờ và xin phép được dọn dẹp
3.2.2 Bước 2: Nhổ chân hương và lau bát hương
Quá trình nhổ chân hương và lau bát hương được tiến hành như sau:
Đầu tiên, gia chủ trải giấy sạch ra sẵn, rồi từ từ nhổ chân hương ra giấy. Trên bàn thờ, bát hương là nơi giáng của các hương linh và cũng thể hiện sự thành kính của mọi người. Do đó, khi lau dọn bàn thờ nên hạn chế di chuyển lư hương. Một tay bạn nhổ chân hương, tay còn lại giữ chặt bát hương để tránh bị đổ vỡ.

Gia chủ trải giấy sạch ra sẵn, rồi từ từ nhổ chân hương ra giấy
3.2.3 Bước 3: Dọn dẹp sau khi tỉa chân hương
Khi đã nhổ chân hương xong, gia chủ dùng thìa sạch xúc tàn hương quá đầy trong bát hương. Mọi người có thể nén lại cát trong lư để trông gọn gàng và đẹp mắt hơn. Gia đình có thể giữ bàn thờ sạch sẽ nhờ thường xuyên tỉa chân hương. Bạn nên lưu ý rằng việc lau dọn cần phải nghiêm túc và thành tâm.
Tiếp theo, gia chủ thực hiện thay nước bình hoa, nước cúng, tránh để hoa héo trên bàn thờ. Vì điều này là bất kính với tổ tiên, trong trường hợp hoa héo bạn cần phải thay ngay. Cuối cùng, gia chủ hãy thắp 3 nén hương mời tổ tiên, thần linh về quy tụ sau khi dọn dẹp xong.

Gia chủ dùng thìa sạch xúc tàn hương quá đầy trong bát hương
>>>> THAM KHẢO THÊM: Nên dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23? Hướng dẫn chi tiết
3.3 Quy tắc lau dọn
Theo dân gian, cách dọn bàn thờ ngày 23 tháng chạp đúng là bạn dọn từ cao xuống thấp. Khi lau các bức tượng bạn nên dùng khăn mềm để tránh làm bay màu sơn hay xước. Đồng thời, mọi người tuyệt đối không dùng hóa chất hay cồn để lau tượng đồng để tượng không bị oxi hóa và xỉn màu.
Khi lau bát hương, bạn cần lau cẩn thận bài vị, dùng tay giữ cố định chắc chắn. Sau đó gia chủ lấy khăn sạch, ẩm, nước hoa, ngũ vị hương, rượu pha gừng giã lau sạch. Bạn cần chú ý không để bát hương hay bức tượng bị xê dịch trong quá trình lau dọn. Nếu bạn có lỡ xê dịch thì khi dọn xong phải sám hối và để lại vị trí cũ.

Mọi người nên dọn dẹp bàn thờ từ cao xuống thấp
4. Bài khấn dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo
Khi muốn lau dọn bàn thờ gia chủ phải đọc bài khấn dọn bàn thờ ngày 23 tháng chạp. Hãy tham khảo và đọc theo văn khấn dưới đây để xin phép được lau dọn bàn thờ.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:…
Ngụ tại:…
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ… tại… (địa chỉ).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ… chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Bài khấn dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo
5. Lưu ý khi dọn bàn thờ ngày 23 tháng Chạp gia tiên
Lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng chạp là một hoạt động tâm linh vào ngày cuối năm. Khi tiến hành lau dọn gia chủ cần biết những điều sau để tránh mạo phạm tổ tiên và thần linh.
5.1 Lưu ý trước khi dọn bàn thờ
Theo quan niệm dân gian, lau dọn bàn thờ là công việc rất quan trọng và mang tính tâm linh. Hoạt động này, gia chủ phải hết sức chú ý tránh phạm phải những kiêng kỵ sẽ gặp vận hạn.
- Trước khi dọn dẹp nhà thời mọi người phải tắm rửa sạch sẽ, mặc nghiêm chỉnh. Điều này thể hiện lòng tôn kính với gia tiên và các vị thần linh.
- Gia chủ bày hoa quả cúng lên bàn thờ, thắp hương và khấn xin phép bề trên để được dọn dẹp bàn thờ. Các bạn nên đợi đến khi nhang cháy hết rồi mới bắt đầu công việc lau dọn.
- Khi lau dọn bài vị gia chủ phải dùng nước ấm, nước thơm, không được dùng nước lạnh.
- Nếu gia đình có bài vị thần Phật thì gia chủ phải lau trước rồi mới đến bài vị tổ tiên.
- Khi lau dọn nên cẩn trọng từng chi tiết, đây là cách thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên.

Khi lau dọn bài vị gia chủ phải dùng nước ấm, nước thơm, không được dùng nước lạnh
>>>> ĐỌC TIẾP: Thay bàn thờ mới vào ngày nào? Quy trình và lưu ý chi tiết
5.2 Lưu ý khi tỉa chân nhang
Khi tiến hành tỉa chân hương gia chủ nên lưu ý những điều sau để tránh gặp vận hạn.
- Gia chủ không nên tự ý động chạm, dịch chuyển bát hương, sẽ gặp xui xẻo.
- Khi tỉa chân hương bạn không nên tỉa hết, để lại 3,5 hoặc 7 chân.
- Gia chủ không được vứt chân hương bừa bãi vì theo quan niệm người xưa việc này sẽ bị “tán tài”.
- Chân hương đã tỉa mọi người đem đốt và rải tro xuống sông, hồ hoặc hòa với nước tưới cây.

Khi tỉa chân hương bạn không nên tỉa hết, để lại 3,5 hoặc 7 chân
5.3 Lưu ý khi dọn rửa, bố trí đồ thờ
Khi dọn dẹp bàn thờ ngày 23 tháng chạp gia đình luôn chọn những người có tính cẩn trọng cao. Bởi vì thủ tục này cần rất nhiều sự tỉ mỉ chi tiết. Một vài điều gia chủ cần biết khi dọn rửa bố trí bàn thờ như sau:
- Trước khi mang đồ đi cọ rửa bạn phải nhớ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng.
- Khi tiến hành rửa mọi người phải thật cẩn thận tránh làm đổ vỡ, phạm đến bề trên. Bởi, theo dân gian món đồ trên bàn thờ là vật linh thiêng thể hiện sự tôn kính với cõi trên. Do đó, nếu làm hư hỏng các đồ vật này gia chủ sẽ gặp chuyện không may mắn.
- Mọi người cũng nên dọn dẹp phần bên dưới bàn thờ để giữ thông thoáng, sạch sẽ. Điều này giúp gia đình thu nạp sinh khí tốt, con cháu được hưởng phúc, làm ăn thuận lợi.

Khi tiến hành rửa mọi người phải thật cẩn thận tránh làm đổ vỡ, phạm đến bề trên
Trên đây là tất cả những nội dung chi tiết về chủ đề dọn bàn thờ ngày 23 tháng chạp. Trước khi dọn dẹp bàn thờ gia chủ nên thắp hương xin phép tổ tiên để tránh mạo phạm. Hy vọng những thông tin chia sẻ và hướng dẫn trên sẽ có ích cho các bạn. Nếu mọi người còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc muốn topdoanhnghiepvn giải đáp hãy liên hệ ngay nhé!
>>>> TIN MỚI NHẤT:
- Xem ngày đặt bàn thờ ngoài trời hút tài lộc, giảm vận xấu
- Xem Ngày Đặt Bàn Thờ Thần Tài Giúp Cả Năm Đại Cát, Đại Lợi