Mâm cúng rằm Trung thu là một nét văn hóa dân gian không thể thiếu của người Việt. Khác với lễ cúng hàng tháng, tết Trung thu sẽ có thêm mâm ngũ quả và nhiều cúng phẩm khác. Để có thể bày trí được một mâm cỗ Trung thu đúng cách, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Nguồn gốc Tết Trung thu
Tết Trung thu được diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Ngày lễ này mang những nét văn hóa Á Đông với mong muốn cầu an lành, no ấm. Tại mỗi đất nước, truyền thuyết về Tết Trung thu sẽ có một số điểm khác nhau. Ở Trung Quốc và Việt Nam, nguồn gốc của lễ hội này cũng gắn liền với các nhân vật cổ tích khác biệt. Nội dung sau đây sẽ làm rõ điều này.
1.1 Tại Trung Quốc
Ngày lễ này xuất phát từ câu chuyện lịch sử của Trung Quốc thời nhà Đường. Tết Trung thu gắn liền với nhân vật Dương Quý Phi, một mỹ nhân với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Vì nhan sắc ấy, vua Đường Huyền Tông đã chìm trong tửu sắc, bỏ bê triều chính. Để củng cố niềm tin của triều đình, vua đã ban dải lụa trắng cho nàng. Cảm động với hành động này, tiên nữ đã đưa vua lên trời trong đêm trăng tròn để gặp Dương Quý Phi. Từ đó, ngày Tết Trung thu ra đời.

Ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc có từ đời vua Đường Huyền Tông
1.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tài liệu ghi chép rằng Tết Trung thu được ra đời dưới thời nhà Lý với mong muốn tạ ơn thần Rồng đã mang đến đời sống ấm no cho nhân dân. Bên cạnh đó, một truyền thuyết cho rằng chị Hằng và chú Cuội sẽ hạ trần và vui chơi với lũ trẻ vào đêm rằm tháng tám hàng năm. Nhiều người còn nói đã nhìn thấy chị Hằng và chú Cuội ở trên cung trăng.

Ở Việt Nam, rằm Trung thu thể hiện ước mơ về sự no đủ, vui vầy
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Mùng 8 khai trương có tốt không? Nên chọn giờ nào đẹp?
2. Mâm cúng rằm Trung thu gồm những gì?
Chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm Trung thu là một trong những công việc quan trọng nhất trong ngày Tết truyền thống này. Nhưng không phải ai cũng đã biết cách bày biện cho đúng chuẩn. Nếu bạn còn gặp khó khăn khi làm cỗ Trung thu, hãy tham khảo hướng dẫn ngay sau đây:
2.1 Đối với mâm cúng chay
Rằm Trung Thu là ngày Mặt Trăng gần Trái Đất nhất, âm khí sẽ thịnh vượng hơn bình thường. Nên mọi gia đình đều treo đèn lồng để tăng thêm dương khí và làm bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên. Sau đây là cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm Trung thu đầy đủ nhất:
- Hoa tươi hoặc hoa 5 màu.
- 3 lá trầu, 3 cành cau.
- Mâm ngũ quả (5 loại quả 5 màu).
- 1 chén rượu, 1 chén nước, 1 chén trà (khô), 1 chén gạo, 1 chén muối.
- Một số loại bánh kẹo.
- 2 bát chè ngọt và 1 đĩa xôi.
- Bánh nướng, bánh dẻo.
- 5 đinh tiền lễ (1 đinh tiền gồm 10 lễ).

Hoa quả là lễ vật quan trọng trong mâm cúng rằm Trung thu
2.2 Đối với mâm cúng mặn
Đối với các gia đình có điều kiện thì có thể chuẩn bị thêm một mâm cúng mặn để tỏ lòng thành kính và biết ơn với ông bà tổ tiên. Mâm lễ bao gồm các món ăn truyền thống thường được chuẩn bị cho các dịp lễ Tết. Ngoài ra, nếu bạn muốn cầu cho con cháu được thông minh, học hành thi cử tấn tới có thể cúng thêm hai ông tiến sĩ giấy trên mâm cúng rằm Trung thu.

Các gia đình có điều kiện có thể bày trí thêm mâm cúng rằm Trung thu với các món mặn
>>>> CLICK NGAY: Bài cúng rằm tháng 8 & cách sắm lễ Tết Trung thu chi tiết
3. Hướng dẫn bày mâm ngũ quả cúng rằm Trung thu
Theo quan niệm dân gian, mâm ngũ quả trong ngày Trung thu tượng trưng cho âm dương và ngũ hành, thể hiện ước mơ sung túc, bình an. Do đó, tiêu chí sắp xếp mâm cỗ không chỉ là tính thẩm mỹ, tính cân đối mà còn phải hợp phong thủy. Dưới đây là hướng dẫn cách bày biện mâm cúng rằm Trung thu dành cho từng miền.
3.1 Tại miền Bắc
Mâm ngũ quả của miền Bắc sẽ gồm những loại trái cây phổ biến vào mùa thu miền Bắc như chuối, đào, bưởi, hồng, quýt. Một số nơi có thể thay thế bưởi bằng quả Phật thủ hoặc trang trí xen kẽ bằng ớt đỏ, táo xanh và quýt vàng. Đầu tiên, bạn nên bày nải chuối ở dưới để làm đế rồi đặt một quả bưởi còn đủ cành lá lên trên. Sau đó đến bước xếp hồng, đào quýt vào những chỗ còn trống sao cho gọn gàng, đẹp mắt.

Mâm cúng rằm Trung thu của miền Bắc thường gồm chuối, đào, bưởi, hồng, quýt
3.2 Tại miền Trung
Mâm cỗ rằm tháng 8 ở miền Trung thường đơn giản, không cầu kỳ. Bởi lẽ, vùng đất này có khí hậu khắc nghiệt, ít hoa trái. Các loại quả cúng rất đa dạng như đu đủ, dứa, táo mãng cầu, xoài, nho, sung, dưa hấu, cam, chuối, bưởi,… Quả to, nặng nên được đặt ở dưới, các loại nhẹ hơn thì để xen kẽ bên trên sao cho hài hòa. Bạn cũng có thể trang trí thêm bằng những bông cúc vàng vào mâm cúng rằm trung thu.

Mâm cúng rằm Trung thu ở miền Trung gồm các loại trái cây có sẵn ở địa phương
>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ: Ngày đẹp tháng 8 năm 2022 để sinh con hợp tuổi cha mẹ
3.3 Tại miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam mang ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài” với 5 loại trái cây là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, trên mâm cỗ cúng rằm Trung thu ở miền Nam thường có thêm một cặp dưa hấu tượng trưng cho sự may mắn và trái thơm tượng trưng cho con cháu đông vui. Bạn nên bày những quả to, nặng như dừa, mãng cầu, đu đủ xuống dưới rồi xếp những quả nhỏ hơn lên theo hình tháp.

Mâm ngũ quả miền Nam mang ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”
4. Ý nghĩa đặc biệt về các loại quả trong mâm ngũ quả
Mỗi loại trái cây trong mâm ngũ quả đều mang những ý nghĩa riêng biệt. Khi lựa chọn các loại quả, bạn nên chọn quả có màu sắc khác nhau và mang những ước muốn về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do vậy, các gia đình nên tham khảo ý nghĩa biểu tượng dưới đây để chọn được loại quả phù hợp cho mâm cúng rằm trung thu.
- Chuối xanh tượng trưng cho sự che chở của trời đất.
- Quả Phật thủ có hình giống bàn tay Phật thể hiện mong cầu được sự che chở của thần linh.
- Quả hồng đỏ thể hiện ước mơ về sự may mắn và những điều tốt đẹp.
- Quả bưởi vàng mang đến sự tốt lành, bình an.
- Quả dưa hấu ruột đỏ thể hiện mong ước về những điều may mắn.
- Quả mãng cầu (na) là biểu tượng của sự sinh sôi.
- Quả xoài mang mong muốn về cuộc sống sung túc.
- Quả đu đủ thể hiện ước mơ về sự đủ đầy.

Mỗi loại trái cây trong mâm cúng rằm Trung thu đều mang những ý nghĩa riêng biệt
5. Gợi ý thêm về cách trang trí mâm cỗ Trung thu độc đáo
Ngoài các mâm cỗ truyền thống, các gia đình cũng có thể bày trí mâm cỗ cúng Tết Trung thu theo nhiều ý tưởng sáng tạo. Từ các loại trái cây thông thường, người ta cắt tả thành các hình thù bắt mắt làm cho mâm cỗ Trung thủ trở nên ấn tượng, thu hút hơn. Các bạn hãy tham khảo một số ý tưởng độc đáo dưới đây:
- Quả dưa hấu: Bạn có thể cắt tỉa dưa hấu thành nhiều hình thù như hoa lá, cá chép, ngôi sao,…
- Quả bưởi: Quả bưởi thường được dùng để tạo hình thành chú cún con.
- Quả dứa: Với một quả dứa và một số loại trái cây phụ trợ, bạn sẽ tạo nên một chú công xinh đẹp.
- Quả su su: Quả su su được trang trí đơn giản để trở thành một chú ếch ngộ nghĩnh.
- Quả lê và nhỏ: Với hai loại quả này, bạn đã tạo ra được một chú nhóm xinh xắn nhờ việc gắn nho trên thân quả lê.
- Quả thanh long: Với loại quả này, bạn có thể tạo nên một đàn cả đỏ độc đáo.

Quả bưởi thường được dùng để tạo hình thành chú cún con cho mâm cúng rằm Trung thu
Qua bài viết ngày hôm nay, các bạn không chỉ biết cách bày trí một mâm cúng rằm Trung thu mà còn hiểu hơn về nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền này. Bên cạnh đó, một số gợi ý vô cùng độc đáo khi trang trí mâm ngũ quả cũng được chia sẻ đến mọi người một cách chi tiết nhất. Nếu có thêm những thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ topdoanhnghiepvn để được giải đáp tận tình nhé!
>>>> KHÁM PHÁ CHI TIẾT:
- Xem ngày tốt nhập trạch tháng 8 năm 2022 cầu bình an
- Ngày tốt khai trương tháng 8 năm 2022 để “thuận buồm xuôi gió”