Mâm cúng tết Đoan Ngọ đúng chuẩn phong tục người Việt Nam

Bởi quản trị viên
191 Lượt xem

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị thế nào sao cho chu đáo để thể hiện hết thành ý của gia chủ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tết đoan ngọ là một dịp quan trọng nên bạn cần dành thời gian để sắm lễ cúng cũng như tổ chức cúng vái thật cẩn thận. Trong bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ được tìm hiểu về ý nghĩa sâu xa cũng như những điều bạn cần biết về lễ cúng tết dịp 5/5 Âm lịch.

1. Ý nghĩa lễ cúng tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm dân gian đã có từ xưa, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “Tết diệt sâu bọ” vì tháng 5 Âm lịch là thời điểm chuyển mùa nên dịch bệnh rất dễ phát sinh. Phòng trừ sâu bệnh là yếu tố cần thiết để mùa màng phát triển, cây giống tốt tươi. Thêm vào đó, đây còn là dịp cỏ cây đơm hoa kết trái nên việc cúng bái thần linh sẽ chuyển tải ước mong của ông cha ta về một mùa vụ bội thu.

mâm cúng tết đoan ngọ

Lễ cúng Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa vô cùng quan trọng

>>>> ĐỌC CHI TIẾT: Bài cúng tất niên cuối năm 2023 | Hướng dẫn cách cúng đầy đủ

2. Mâm cúng tết Đoạn Ngọ gồm những gì?

Thông thường, mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm 2 phần là cúng ngoài trời và cúng gia tiên. Tùy vào phong tục cụ thể của từng địa phương mà việc chuẩn bị lễ cúng cũng sẽ có đôi chút khác biệt. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết cách chuẩn bị mâm quả cúng tết đoan ngọ được trình bày dưới đây.

2.1 Mâm lễ cúng gia tiên

Mâm cỗ cúng tết đoan ngọ sẽ không thể thiếu phần cúng gia tiên trong nhà để thể hiện lòng thành kính đối với các bậc bề trên. Mâm lễ này có thể được chuẩn bị đơn giản hay thịnh soạn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và thói quen của mỗi gia đình. Tuy nhiên, những lễ vật cơ bản dưới đây thì luôn cần phải có:

  • Mâm cơm chay
  • Mâm ngũ quả được cài sẵn 9 đóa hoa đồng tiền đỏ.
  • 3 chén rượu với 3 màu đỏ, trắng, vàng.
  • 3 chén nước trà với 3 hương vị khác nhau.
  • Xôi chay, bánh chay.
  • Mâm ngũ quả với đủ 5 vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt.
  • Vàng thỏi, vàng thuyền, vàng lá.
  • Tiền âm phủ.
mâm cúng tết đoan ngọ

Mâm lễ cúng gia tiên cần được chuẩn bị đầy đủ

2.2 Mâm lễ cúng ngoài trời

Vào ngày 5/5 Âm Lịch, bên cạnh lễ cúng gia tiên, các gia đình còn tổ chức cúng ngoài trời để thể hiện sự tôn trọng với những bậc thần linh. Mâm cúng sẽ bao gồm các lễ vật cơ bản luôn cần phải có, bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây để biết thêm chi tiết:

  • Một tấm vải đỏ trải lên bàn cúng.
  • Mâm ngũ quả cài 9 bông hoa đồng tiền đỏ.
  • 5 chén rượu với 5 màu: trắng, vàng, đỏ, đen, xanh (pha thêm một ít hùng hoàng vào rượu).
  • 5 chén nước trà với 5 vị khác nhau.
  • Xôi chay, bánh chay.
  • Mâm ngũ quả với 5 vị đắng, chua, cay, mặn, ngọt.
  • Vàng thỏi, vàng thuyền, vàng lá.

>>>> XEM THÊM: Mâm cúng thần tài 2023 | Xem văn khấn, bày lễ cúng và giờ tốt

3. Mâm cỗ cúng tết Đoan Ngọ chuẩn 3 miền

Mỗi vùng miền sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ khác nhau. Mặc dù vậy, những lễ vật cơ bản trên bàn cúng bao gồm hương hoa, rượu nếp, vàng mã, trái cây… thì luôn phải có. Ngoài ra, mâm cúng sẽ có thêm một vài lễ khác tùy thuộc vào văn hóa địa phương.

3.1 Mâm cỗ miền Bắc

Từ lâu, người miền Bắc đã có phong tục cúng Tết Đoan Ngọ vào mỗi dịp 5/5 hằng năm để thể hiện lòng tôn kính đến với các bậc ông bà, tổ tiên. Mâm cúng cũng được chuẩn bị rất đầy đủ, chu đáo, bao gồm các lễ vật sau đây:

  • Vàng mã, hương hoa
  • Rượu nếp, nước lọc.
  • Hoa quả: có thể sử dụng mận, vải…
  • Bánh ú, bánh tro.
  • Chè, xôi.
  • Cơm rượu nếp: món ăn đặc trưng của người miền Bắc, bao gồm cả nếp cẩm và nếp cái hoa vàng.

3.2 Mâm cỗ miền Trung

Người miền Trung rất coi trọng lễ cúng Tết Đoan Ngọ vì họ cho rằng đây là một dịp quan trọng để thể hiện lòng thành đến với các bậc bề trên và thể hiện mong ước về một mùa màng bội thu. Mâm cỗ miền Trung thường bao gồm:

  • Hoa quả như mận, vải…
  • Vàng mã.
  • Rượu nếp, nước lọc.
  • Bánh ú, bánh tro.
  • Chè kê: được xem là món ăn đặc trưng của người Huế.
  • Cơm rượu: được làm từ phương pháp lên men đặc trưng.
  • Thịt vịt.
mâm quả cúng tết đoan ngọ

Mâm cỗ thịnh soạn cúng Tết Đoan Ngọ

3.3 Mâm cỗ miền Nam

Mâm cỗ miền Nam dùng để cúng Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5/5 cũng được đầu tư chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Những lễ vật cần có trên bàn cúng sẽ được người dân chuẩn bị trước để tránh xảy ra thiếu sót, bao gồm:

  • Hoa quả.
  • Vàng mã.
  • Rượu nếp, nước lọc.
  • Cơm rượu.
  • Bánh ú bá trạng: hình dáng khá giống bánh tro như to hơn một chút, nguyên liệu chính là gạo nếp.
  • Chè trôi nước.

>>>> ĐỌC NGAY: Sắm lễ cúng cầu an đầu năm tại nhà | Văn khấn lễ chuẩn chỉnh

4. Văn khấn lễ cúng tết Đoan Ngọ

Để quá trình cúng Tết Đoan Ngọ diễn ra suôn sẻ thì bên cạnh việc sắm mâm cúng chỉn chu, đầy đủ, bạn còn phải chuẩn bị một bài văn khấn đúng chuẩn. Dưới đây là những bài khấn dùng trong dịp cúng lễ mùng 5/5 mà bạn có thể tham khảo.

4.1 Văn khấn tết Đoan Ngọ gia tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con là…

Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

4.2 Văn khấn tết Đoan Ngọ trong nhà

Con nhất tâm kính bái, cung thỉnh cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại, hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngày Tết Đoan Ngọ năm (thời gian hiện tại) vào giờ nhâm ngọ thanh long hoàng đạo là giờ cát tường, chúng con với tấm lòng thành kính hiếu nghĩa xin sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại hạ đàn thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Kính lạy cha mẹ ông bà cùng gia tiên nội ngoại, nhân ngày Tết Đoan Ngọ con cung thỉnh kính mời gia tiên nội ngoại trợ duyên cho chúng con làm lễ cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế bảo vệ mùa màng cho nhân dân, gia ân cho hương linh tiên tổ được mát mẻ ở nơi thiên giới, chúng con thỉnh cầu cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại phù hộ độ trì cho chúng con, Cầu tài tài đến. Cầu phúc phúc lai. Cầu đức đức thịnh. Cầu lộc lộc tồn. Hanh thông sự nghiệp vạn sự cát tường như ý.

Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành kính cung thỉnh lên gia tiên nội ngoại cầu xin gia tiên chứng lễ.

Chúng con xin đa tạ.

Chúng con xin đa tạ.

Chúng con xin đa tạ.

mâm cúng tết đoan ngọ

Văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ cần được đọc chính xác

4.3 Văn khấn tết Đoan Ngọ ngoài trời

Đốt nến và đọc kinh. Khởi tâm thắp nến. Hào quang sáng bừng. Tâm thân thanh tịnh. Gạt bỏ phiền ưu. Thái thượng đại đan. Từ quang phổ chiếu. Thần tiên chứng đàn.Thắp nhang và đọc kinh. Hương phần bảo đỉnh. Khí đạt huyền không. Thần nhân hợp nhất. Yết kiến nguyệt cung. Thần thông linh hiển. Pháp hiện cửu vân. Đan điền linh tụ. Tâm quy mệnh lễ. Cáo hạ thần tiên.”

Quỳ xuống lễ 9 lễ. Văn khấn rằng:

“Con xin trấn minh nhất tâm quy mệnh lễ. Kính lạy Thượng Đế. Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ. Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ. Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế. Kính lạy Hàng Ma đại đế thánh quân, Trừ Ma đại đế thánh quân, Giáo Hóa đại đế thánh quân. Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Kính lạy Càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ. Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài.

Kính lạy: Chư vị Thần Tướng. Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã. Kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu. Kính lạy Tứ Hải Long Vương. Kính lạy, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng. Kính lạy, Quốc chủ Đại Vương cảm thần Bạch Mã Linh Lang, cùng chư vị Thánh Quốc. Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới, hạ đàn chứng lễ.

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ giữa thiên địa minh chứng, chúng con nhất tâm thành kính sửa soạn lễ vật tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài, xin chư ngài gợi ý lên Thượng Đế khai ân minh xét cho toàn cõi trần gian được giải thoát mọi kiếp nạn, tất cả tà ma, quỷ trùng không làm hại được dương gian, mùa màng được bội thu, chúng sinh đều được hoan ca hưởng đại phúc, người tốt vì dân vì nước, người lương thiện, người không sát sinh, được tăng thọ, tích phúc, được ban cho tài lộc, quan lộc, phúc lộc, vận khí hanh thông vạn sự như ý nguyện.

Cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế, cùng chư ngài khai ân ban cho những linh hồn gia tiên của chúng con được hưởng đặc ân của Thượng Đế, được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.

Chúng con cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài minh anh xoi xét để các vị Thần Tiên chuyên diệt quỷ trừ tà trong tam giới được ra tay trừng phạt những kẻ ác nhân thất đức, hách dịch cường quyền ở trần gian, trừng phạt bọn trùng yêu, tà quái làm hại mùa màng.

Chúng con trấn minh nhất tâm thành kính nguyện rằng: Cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn, ỷ trượng chư thiên, cung đức giáng hạ, hương biến tam giới thấu cửu trùng thiên. Chúng con cầu nguyện cho bách gia trăm họ và nhân dân Việt Nam, gia toàn khang ninh, nhân an vật thịnh, hiển vinh thụ huệ, thế thế chi an, ngàn thu vạn vạn tuế.

Nguyện cầu cho toàn cõi chúng sinh trong tam giới đều được hưởng ân huệ của Thượng Đế, vạn vật tự nhiên đều vinh danh Thượng Đế.

Chúng con xin đa tạ.

Chúng con xin đa tạ.

Chúng con xin đa tạ.

5. Một số câu hỏi thường gặp về lễ cúng tết Đoan Ngọ

Trong quá trình cúng Tết Đoan Ngọ, có thể bạn sẽ không tránh khỏi việc gặp một chút khó khăn nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc cúng bái. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp dành cho những người muốn cúng lễ 5/5 tại nhà.

5.1 Giờ đẹp cúng tết Đoan Ngọ

Lễ cúng Tết Đoan Ngọ thường được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. 2 khung giờ tốt để tiến hành cúng lễ là 11-13 giờ hoặc 7-9 giờ sáng. Gia chủ có thể sắp xếp thời gian sau cho phù hợp với lịch trình cá nhân. Thêm vào đó, bạn nên chuẩn bị đầy đủ trước khi tổ chức cúng để tránh xảy ra sai sót không đáng có.

5.2 Những loại trái cây chưng tết Đoan Ngọ

Lễ cúng Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào tháng 5 Âm Lịch hằng năm, đây cũng là thời điểm những loại quả như mận, vải, dưa hấu vào mùa. Chính vì thế, bạn có thể dùng những hoa quả này để bày biện vào mâm cúng nhằm thể hiện mong ước về một vụ mùa sung túc, bội thu.

mâm cúng tết đoan ngọ

Mận, vải là các loại quả thường dùng trong cúng Tết 5/5

5.3 Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng tết Đoan Ngọ

Để quá trình cúng Tết Đoan Ngọ diễn ra suôn sẻ thì bên cạnh việc sắm một mâm lễ đầy đủ và thực hiện đúng lễ nghi, bạn cần đảm bảo một vài nguyên tắc nhất định. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn nên tham khảo:

  • Tránh để dép lộn xộn trong nhà vì đây được xem là hành động thu hút tà khí.
  • Hạn chế việc làm mất ví tiền vì hành động này được xem là đánh mất tài lộc của bản thân.
  • Không đến những nơi u ám như đám ma, bệnh viện… nếu không có việc cần thiết

Bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin liên quan đến cách thức chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Hi vọng bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ kịp thời nhé.

>>>> TIẾP TỤC VỚI:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại bình luận