Mùng 7 tháng 7 là ngày gì? Đó cũng là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ mỗi khi đến tháng 7 âm lịch hằng năm. Ngày lễ Thất tịch là giành cho các cặp đôi yêu nhau thể hiện tình cảm của mình. Và đây còn là ngày giành cho những bạn còn đang độc thân muốn tìm cho mình một nửa còn lại. Vì vậy, hãy cùng topdoanhnghiepvn tìm hiểu chi tiết về ngày đặc biệt này nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Mùng 7 tháng 7 là ngày gì?
Ngày Thất tịch là câu trả lời cho câu hỏi mùng 7 tháng 7 là ngày gi? Vào ngày này, các cặp đôi yêu nhau sẽ giành thời gian ở bên nhau, thể hiện tình cảm và đặc biệt sẽ đưa nhau đi ăn những món ngon. Vì mỗi nước thì có văn hóa cũng như truyền thống riêng nên bạn hãy tham khảo về hoạt động trong ngày lễ này qua một số nước sau đây nhé.
1.1 Theo Âm lịch
Lễ Thất tịch gắn liền với truyền thuyết về Ngưu Lang và Chức Nữ. Những cặp đôi yêu nhau thường đưa nhau đi chùa, làm lễ và cầu mong một tình yêu bền vững, lâu dài. Truyền thuyết kể rằng nếu hai người đang yêu, nếu cả hai cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ vào đêm 7 tháng 7 thì bạn và người ấy sẽ mãi mãi bên nhau.

Mùng 7 tháng 7 là ngày gì?
1.2 Theo Dương lịch
Với Nhật Bản, mùng 7 tháng 7 là ngày gì? Đó là Lễ Hội Tanabata nhưng khác với các nước còn lại, Nhật Bản lấy ngày 7 tháng 7 dương lịch là ngày tổ chức một lễ hội ngắm sao, lễ hội này cũng có nguồn gốc từ lễ hội Qixi của Trung Quốc (Ngưu Lang Chức Nữ). Các cặp yêu nhau ở Nhật Bản thường viết những lời cầu nguyện vào một mảnh giấy nhỏ và sau đó treo lên cành tre, có lúc kèm theo những đồ trang trí cho thêm phần đẹp mắt.

Mùng 7 tháng 7 là lễ hội Tanabata tại Nhật Bản
>>>> ĐỌC CHI TIẾT: Cúng rằm tháng 7 ngày nào tốt? Lưu ý trong dịp lễ “cô hồn”
2. Ý nghĩa ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch tại phương Đông
Trong văn hóa phương Đông, ngày Thất tịch là ngày tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội này gắn với câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ về một tình yêu xa nhưng vĩnh cửu. Lễ Thất Tịch còn là ngày lễ dành cho những cặp đôi Yêu xa yêu nhau nhưng chưa thể ở bên nhau. Vì vậy, họ thường dành ngày này để tặng quà, gửi thiệp, lời chúc hay dành cho nhau những bất ngờ nho nhỏ, để sưởi ấm và vun đắp tình yêu chân thành.

Mùng 7 tháng 7 là ngày gì theo văn hóa Phương Đông
Lễ hội truyền thống này bắt đầu từ thời nhà Hán (206 TCN – 220 SCN) ở Trung Quốc, sau đó xuất hiện ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,… và Việt Nam với các tên gọi khác nhau.
2.1 Ngày Thất Tịch ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngày lễ này còn được gọi là “Ông Ngâu Bà Ngầu”. Vào ngày 7 tháng 7 trời thường mưa, là giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Có câu dân gian: “Lời đồn tháng bảy mưa to, cũng phiền Con trời lấy chồng chăn trâu”.

Thất tịch ở Việt Nam
Trong những ngày lễ Thất tịch, các cặp đôi yêu nhau thường đi chùa, làm lễ và cầu mong một tình yêu bền lâu. Nếu trời không mưa, rất nhiều cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang, Chức Nữ và thề nguyện. Vào đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ cực kỳ sáng. Người xưa tin rằng nếu hai người yêu nhau, cùng ngắm sao Ngưu Lang, Chức Nữ vào đêm 7/7 thì họ sẽ mãi mãi bên nhau.
2.2 Lễ Qixi ở Trung Quốc
Ngày lễ Thất tịch còn có các tên gọi khác ở Trung Quốc như là ngày Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản hay ngày Xảo tịch. Trong ngày này những cô gái trẻ ở Trung Quốc trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự sáng tạo và làm để cầu mong lấy được ông chồng tốt và người yêu thương chân thành.

Lễ Qixi ở Trung Quốc
Trong ngày lễ Tình yêu của phương Tây thì các đôi sẽ tặng hoa hồng và sô cô la. Còn Lễ Thất tịch ở Trung Quốc, các cặp đôi yêu nhau thường đi đến Đền Bà mối để cầu nguyện, mong muốn một tình yêu bền chặt và sẽ cưới được nhau. Với những ai chưa có người yêu thì cầu sẽ sớm gặp người hợp ý.
2.3 Lễ Tanabata ở Nhật Bản
Ngày 7 tháng 7 là ngày gì ở Nhật Bản. Đó là Lễ hội Tanabata ngày hội ngắm sao của Nhật Bản, có nguồn gốc đến từ lễ hội Qixi của Trung Quốc (Ngưu Lang, Chức Nữ). Lễ hội ở Nhật Bản này kỷ niệm cuộc gặp gỡ của hai vị thần Hikoboshi và Orihime(Đại diện cho chòm sao Ngưu Lang và chòm sao Chức Nữ). Lễ hội Tanabata được cho là du nhập vào Nhật Bản trong thế kỷ thứ 8 và phổ biến rộng từ thời Edo.

Lễ hội Tanabata ở Nhật Bản
Hiện nay, Nhật Bản khi vào những ngày lễ hội Tanabata, các cặp yêu nhau thường viết những lời cầu nguyện vào một mảnh giấy nhỏ và sau đó treo lên cành tre, có lúc kèm theo những đồ trang trí. Những cành tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền để trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi sau khi lễ hội này kết thúc. Sắc màu chủ đạo để các căp đôi trang trí cành tre theo thuyết ngũ hành, nghĩa đó là gồm các màu xanh lục, hồng vàng, trắng, đen.
Theo phong tục, các cặp yêu nhau còn hay xếp hình giấy theo các hình thông dụng, như cánh chim hạc (Orizuru), bộ Kimono được làm bằng giấy (Kamigoromo), túi xách (Kinchaku), lưới (Toami), bao (Kuzukago),… để trao tặng cho nhau hay để trang trí cầu chúc cho người kia may mắn và tốt lành. Ngoài ra, nhiều người trẻ tuổi chưa có người yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân của mình.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Mùng 1 tháng 7 âm cắt tóc có sao không? Lưu ý về tháng cô hồn
2.4 Lễ Chilseok ở Hàn Quốc
Mùng 7 tháng 7 âm là ngày gì ở Hàn Quốc. Ngày này có tên gọi là Chilseok, Chilseok là một lễ hội truyền thống của Hàn Quốc, cũng có nguồn gốc từ lễ hội Qixi ở Trung Quốc. Lễ hội rơi vào khoảng thời gian khi thời tiết nóng nực qua đi và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày 7 tháng 7 được gọi là nước Chilseok. Quả bí ngô, dưa chuột và dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh trong thời gian này, vì vậy các loại quả được sử dụng rất nhiều trong lễ hội.

Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc
Trong những ngày lễ hội Chilseok, người dân Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, bạn có thể thấy người Hàn Quốc còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok còn được biết đến như là một lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh tới sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.
3. Những điều kiêng kỵ vào ngày mùng 7 tháng 7
Bên cạnh câu hỏi mùng 7 tháng 7 là ngày gì thì những điều kiêng kỵ vào ngày này cũng được rất nhiều các bạn trẻ, cũng như các cặp đôi quan tâm đến. Sau đây là những điều mà bạn không nên làm vào lễ Thất tịch để gặp nhiều may mắn.
3.1 Không tổ chức đám cưới
Mặc dù lễ Thất tịch là ngày dành cho các cặp đôi yêu nhau nhưng đây không phải là ngày dành cho cả hai nên duyên vợ chồng. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc khi đọc những lí do sau đây:

Không nên tổ chức đám cưới vào lễ Thất tịch
- Dân gian chúng ta quan niệm, việc tổ chức các nghi thức cưới hỏi hay kể cả ngày 2 gia đình gặp gỡ, dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… vào dịp lễ Thất Tịch sẽ rất kém may mắn, bạn nên tránh trong dịp này.
- Theo lý luận về mặt tâm linh, vào lễ Thất tịch không may mắn là bởi Ngưu Lang Chức Nữ tuy yêu nhau tha thiết nhưng vẫn phải chia xa, mang đến ý nghĩa ly biệt, không tốt lành cho đôi lứa yêu nhau.
- Ngưu Lang, Chức Nữ đại diện cho tình yêu chân thật, ngày 7 tháng 7 âm lịch là lễ tình nhân đôi lứa hẹn hò nhưng cả hai lại không phải đôi vợ chồng hạnh phúc, nên không thích hợp để tổ chức cưới hỏi.
- Còn về mặt thời tiết, tháng 7 là tháng mưa Ngâu. Nếu bạn tiến hành các nghi thức cưới gả thì sẽ gây bất tiện cho cả hai bên gia đình, họ hàng, khách mời.
- Bên cạnh đó, khi trời mưa nhiều nên không khí ảm đạm, thiếu dương khí, thiếu sự tươi tắn tốt lành nên người xưa thường không tổ chức đám cưới vào ngày này.
3.2 Không xây nhà
Vào ngày mùng 7 tháng 7 âm là ngày gì mà người xưa thường kiêng kỵ việc xây dựng và tu sửa nhà cửa.

Không nên xây nhà vào ngày 7 tháng 7
- Truyền thống người Việt Nam là tránh khởi công xây dựng, làm nhà vào tháng 7 âm lịch. Bởi vì, tháng này là tháng Ngâu, mưa khá nhiều, công trình dễ bị gặp trở ngại, chất lượng có thể bị ảnh hưởng.
- Hơn nữa, mùng 7 tháng 7 là ngày gì, đó còn là tháng Cô hồn có Rằm Tháng 7 xá tội vong nhân, có nhiều âm hồn vất vưởng, ma quỷ hoành hành khắp nơi. Khi bạn làm việc lớn dễ ảnh hưởng tới gia trạch, nhất là phần âm trạch.
3.3 Không làm điều xấu
Cũng như mọi tháng khác trong năm, vào ngày 7 tháng 7 thì mọi người không nên làm điều xấu ảnh hưởng đến sự may mắn và sự hạnh phúc trong tình yêu của đôi lứa.

Không làm điều xấu vào ngày lễ Thất tịch
- Xét về ngữ âm Hán Việt, “Thất” phát âm gần giống với từ “Cát” (Qi – Ji), nên có quan niệm cho rằng, ngày Thất tịch không nên làm điều xấu vào ngày Thất tịch để luôn gặp phước lành, may mắn.
- Mùng 7 tháng 7 là ngày gì, đó là ngày ca ngợi tình yêu chân thành và sâu đậm của Ngưu Lang – Chức Nữ. Vì thế, các cặp đôi yêu nhau nên thể hiện sự quan tâm, chiều chuộng và bày tỏ tình cảm và trao gửi yêu thương là phù hợp nhất.
3.4 Kiêng “yêu”
Mặc dù là ngày dành cho tình yêu của đôi lứa nhưng có quan niệm tin rằng ngày 7 tháng 7 không thích hợp để các cặp đôi làm chuyện “yêu”.

Mùng 7 tháng 7 là ngày gì, tại sao nên kiêng “chuyện yêu”
- Vào dịp lễ Thất tịch, các cặp đôi yêu nhau có thể trao gửi yêu thương bằng cách tặng quà, đưa nhau đi chơi, sẻ chia lời nói ngọt ngào, nhưng “chuyện yêu” thì không nên.
- Có quan niệm cho rằng, tháng 7 là tháng mưa Ngâu, âm khí vượng. Vào dịp này, quỷ môn quan lại mở cửa, nhiều vong hồn vất vưởng, gây ảnh hưởng xấu tới cả tâm và sinh lý của mọi người. Vì thế, các bạn nên hạn chế “động phòng” để tránh hao tổn sức lực, hạn chế những tác động không tốt tới sức khỏe.
>>>> ĐỌC TIẾP: Mùng 1 tháng 7 âm kiêng gì? Điều nên làm để hoá giải vận xui
4. Tại sao nên ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch?
Vào ngày lễ Thất tịch, người xưa còn truyền tai nhau khi bạn ăn ăn đậu đỏ vào ngày này là một cách để cầu nhân duyên may mắn.
Theo quan niệm của người phương Đông, vào ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau, mọi người nên ăn đậu đỏ, để cầu cho tình duyên đôi lứa gặp may mắn thuận lợi, sớm gặp được ý trung nhân phù hợp hoặc đến được với người mình đang yêu mến. Còn nếu bạn đã có cặp có đôi thì khi ăn đậu đỏ thì cả hai sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm thêm bền vững.

Mùng 7 tháng 7 là ngày gì, vì sao nên ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch
Đậu đỏ có rất nhiều cách làm món ăn như chè đậu đỏ, bánh bao đậu đỏ, bánh rán doremon, xôi đậu đỏ, cháo làm từ đậu đỏ… Nếu bạn không có thời gian tự làm được, cả hai cũng có thể ghé các địa điểm bán chè tha hồ lựa chọn các vị đậu đỏ để thưởng thức. Ví dụ các món như chè đậu đỏ thập cẩm, chè đậu đỏ sữa chua, trà sữa đậu đỏ, bingsu đậu đỏ… Vào ngày này, các món chè hay đồ giải khát làm từ đậu đỏ vô cùng đắt hàng.
Qua bài viết này, các bạn đang yêu nhau cũng đã hiểu về ngày mùng 7 tháng 7 là ngày gì mà mỗi khi đến ngày này thì thường được gọi là ngày dành cho các cặp đôi cũng như để cho các bạn chưa có ý trung nhân tăng cơ hội tìm được cho mình một nữa còn lại. Vì vây, topdoanhnghiepvn hy vọng đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn!
>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ:
- Ngày rằm tháng 7 là ngày gì? Ý nghĩa, cách cúng bái & lưu ý
- Tết Trung Nguyên ngày rằm tháng 7 có ý nghĩa gì| Cách cúng bái