Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương từ lâu đã được xem là vấn đề tâm linh được nhiều người quan tâm. Người xưa có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin và làm theo các quan niệm này để mong muốn điều tốt đẹp đến với gia đình. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy theo dõi bài viết sau của topdoanhnghiepvn nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Bát hương là gì? Có mấy cấp bậc
Bát hương là nơi để con cháu thắp hương khi tưởng niệm đến bề trên, những người đã khuất. Khi con người thể hiện lòng thành và thắp hương, khả năng cao âm khí và dương khí sẽ được liên kết. Các quan niệm xưa cho rằng người âm sẽ có thể hưởng được hương khói nếu người thắp thật sự thành tâm. Vì thế, bát hương là một vật dụng rất thiêng liêng trong quá trình thờ cúng.

Thông thường bát hương được chia thành nhiều cấp bậc và sử dụng với mục đích khác nhau
Thông thường, bát hương được phân chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Mỗi bát hương được sử dụng sẽ có một công dụng riêng biệt. Ngày nay, bát hương được chia làm 4 cấp bậc theo thứ tự sau:
- Bát hương thờ phật: Bát hương thờ phật được tạo ra và sử dụng với mục đích cầu mong gia đình sẽ có cuộc sống bình an. Những tai ương, bất trắc cũng được hóa giải, mang lại mái ấm gia đình hạnh phúc.
- Bát hương thờ thần: Các vị thần được thờ cúng hằng năm là Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch, Thần tài, Tiền chủ. Ngoài ra, các vị thổ địa cư ngụ cũng được người dân cực kì quan tâm. Việc thờ thần linh từ lâu đã trở nên phổ biến với người dân Việt Nam. Điều này thể hiện niềm mong muốn gia đình làm ăn phát đạt, có cuộc sống ổn định.
- Bát hương thờ Gia tiên: Bát hương thờ gia tiên dùng để phục vụ cho việc thờ cúng ông bà tổ tiên, những người có công sinh thành gia chủ.
Lưu ý: Với những gia đình tiến hành thờ người bên ngoại thì gia chủ cần tiến hành lập bàn thờ khác. Không thờ cúng chung giữa hai bên nội ngoại trong nhà.
- Bát hương thờ bà Cô ông Mãnh: Người xưa quan niệm rằng bà cô ông mãnh bị chết lúc nhỏ tuổi. Vì thế không được ngồi chung với ông bà tổ tiên. Do vậy, gia chủ cần lập một bàn thờ khác để thờ cúng riêng đối với bà cô ông mãnh.
Vì thế, bàn thờ gia tiên thường được bố trí 3 bát hương không liên quan tới nhau. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình dùng duy nhất một bát hương. Theo quan điểm điểm của các nhà nghiên cứu thì việc sử dụng một bát hương vẫn có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Điều quan trọng là các hộ gia đình coi trọng, đề cao lòng thành trong quá trình thờ cúng. Đặc biệt là quá trình cúng khấn phải được diễn tra một cách tôn nghiêm, trang trọng.
2. Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương
Thờ cúng và hương khói là những việc tâm linh được người dân Việt Nam vô cùng chú trọng. Đặc biệt, điều kiêng kỵ cần tránh khi bốc bát nhang là vấn đề được nhiều người biết đến và quan tâm.

Bát hương được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng trước khi dâng lên bàn thờ gia tiên
- Gia chủ nên dùng gừng giã nhỏ pha với rượu hoặc rửa sạch bằng ngũ vị hương rồi tẩy bằng gừng với rượu khi mới mua bát hương về. Sau đó, bát hương mới được tiến hành lau khô sạch sẽ rồi mới đưa lên bàn thờ.
- Với những bát hương cũ và không sử dụng nữa, gia chủ nên cho vào túi cùng 10 quả trứng, một ít tiền lẻ rồi thả ở những con sông, suối nước sạch. Gia chủ cần lưu ý tuyệt đối không vứt bát hương cũ ở những nơi ô uế, không sạch sẽ. Quan niệm xưa cho rằng nếu không xử lý kỹ càng bát hương sẽ khiến gia đình gặp chuyện xui rủi, không may mắn.
- Tro của bát hương nên dùng từ rơm nếp. Tuyệt đối không sửu dụng các loại cát thông thường thay cho tro. Điều này được xem là một trong những nguyên nhân khiến gia đình lục đục, không may mắn trong công việc cũng như cuộc sống.
- Ngăn ngừa việc đặt giấy bạc tráng kim, tráng gương chiếu vào trong bát hương. Gia chủ đặc biệt không để chung bát hương với các loại bùa chú. Trong trường hợp bắt buộc, gia chủ phải tiến hành thực hiện các nghi lễ xin thần để tránh gặp các hậu quả không tốt.
- Gia chủ nên bỏ từng nắm tro vào bát hương một cách từ từ. Tuyệt đối không đổ tro ồ ạt một lần vào bát hương. Điều này được quan niệm sẽ hạn chế những tai ương xảy ra với gia đình.
- Phụ nữ mang thai không thực hiện bốc bát hương cho gia đình. Điều này thường được thực hiện bởi gia chủ hoặc thầy cúng. Trong tất cả các nghi lễ, gia chủ cần ăn mặc lịch sự chỉnh tề để tỏ lòng thành kính với bề trên.
- Bát hương cần được đặt ở đúng vị trí, không nên xê dịch mà cần cố định. Khi tiến hành lau dọn, gia chủ nên dùng tay sạch để giữ bát hương, không nâng lên đặt xuống. Đặc biệt, khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên sử dụng nước gừng pha loãng hoặc nước sạch.
- Không để những đồ vật rườm ra, vật sắc nhọn trên bàn thờ. Khi trưng bày hoa tươi, gia chủ cần lưu ý dọn sạch sẽ trước khi hoa héo. Đặc biệt, không dùng hoa nhựa để làm vật trang trí bàn thờ.
>>>> TIN LIÊN QUAN: Bao sái bàn thờ ngày nào tốt để cả năm “phát tài, phát lộc”
3.Thời điểm thích hợp để bốc bát hương cần biết
Theo quan điểm của người xưa, thời điểm thích hợp nhất để bốc bát hương là mùa xuân hoặc mùa thu. Đây là nghiên cứu của nhiều nhà phong thủy học, được dân gian truyền miệng và áp dụng. Mùa xuân được xem là thời điểm thiếu dương, mùa thu thì thiếu âm. Đây là lúc thích hợp để vạn vật sinh sôi nảy nở, bước vào một chu trình sống mới.

Việc bốc bát hương thường được tiến hành vào mùa xuân hoặc hè
4. Hướng dẫn bốc bát hương mới chi tiết
Bốc bát hương được xem là một công việc tâm linh hệ trọng, được người dân vô cùng chú tâm tới. Thực chất, việc bốc bát hương là tạo nên một nguồn năng lượng hoàn toàn mới. Nguồn năng lượng này sẽ tăng lên nếu lòng thành của gia chủ ngày càng cao. Việc bốc bát hương cần được tìm hiểu kỹ càng và thực hiện với nhiều quy trình nhất định.

Bốc bát hương là một việc tâm linh quan trọng được nhiều người quan tâm
4.1 Bước 1. Chuẩn bị
Mỗi hộ gia đình cần chuẩn bị điều kiêng kỵ cần tránh khi bốc bát nhang. Điều đầu tiên mà gia chủ cần thực hiện chính là chuẩn bị đầy đủ các loại đồ vật cần thiết. Điều này sẽ góp phần khiến việc bốc bát hương được thực hiện đúng theo các quy trình cần thiết.

Tro rơm nếp sạch được chuẩn bị chu đáo cho việc bỏ bát hương
- Bát hương (Số lượng bát hương mà gia đình cần chuẩn bị phụ thuộc vào từng gia chủ).
- Tro nếp hoặc tro đốt từ trấu bởi trấu bọc gạo. Đây được xem là loại tro thanh sạch và cao quý. Ngoài ra, nhiều nơi có thể sử dụng cát, tùy theo văn hóa vùng miền mà người ta sẽ dùng các loại tro, cát khác nhau. Tuy nhiên, tro vẫn là sự lựa chọn ưu ái của nhiều hộ gia đình.
- Tờ hiệu (đây là tờ giấy được chuẩn bị dùng để ghi tên người được thờ).
- Bộ Thất Bảo (cốt bát hương): Bao gồm vàng, bạc, xà cừ, ngọc, san hô đỏ, mã não, thạch anh.
- Gói thạch anh ngũ sắc, giấy trang kim, gừng, chỉ ngũ sắc, rượu trắng, trầm hương, gói ngũ vị hương, các đồ vật cần thiết khác như thau, chậu,…
- Sắm đồ lễ: Tùy tâm và phụ thuộc vào thờ gia tiên, thần linh hay thờ phật mà đồ lễ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là mỗi gia đình cần phải tỏ được lòng thành kính lên bề trên.
>>>> TIẾP TỤC VỚI: Dọn ban thờ ngày 23 tháng chạp như thế nào? Văn khấn & lưu ý
4.2 Bước 2. Tẩy uế cho bát hương, bộ thất bảo
Tẩy uế cho bát hương là một điều vô cùng quan trọng. Việc tẩy uế đòi hỏi gia chủ phải là người biết pha chế khéo léo nước tử vi và phong thủy. Đây chính là một trong những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà gia chủ cần đặc biệt lưu ý.

Có thể thay gừng bằng ngũ vị hương ngâm rượu để tẩy uế
- Gừng dùng cho việc tẩy uế phải được rửa sạch. Sau đó gia chủ sẽ đem số gừng đó cho vào rượu trắng, lọc lấy mỗi nước để tiến hành tẩy uế.
- Gia chủ có thể ngâm rượu trắng cùng ngũ vị hương. Sau đó, nước này sẽ được dùng để tẩy uế cho bát hương.
4.3 Bước 3. Cúng lễ xin thần linh được bốc bát hương
Trước khi tiến hành bốc bát hương, gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ để thắp hương và xin phép thần linh. Mâm lễ được chuẩn bị tùy tâm gia chủ. Tuy nhiên, các lễ vật quan trọng gồm có cau, trầu, rượu, nước, thịt luộc và tiền vàng. Người tiến hành bốc bát hương cần lưu ý và tìm hiểu kỹ càng văn. Qua đó, gia chủ có thể bày tỏ lòng thành cùng mong muốn gia đình gặp những điều thuận lợi, may mắn trong cuộc sống.

Mâm cỗ để tiến hành bốc bát hương thường được chuẩn bị vô cùng chu đáo
4.4 Bước 4. Bốc bát hương
Bốc bát hương là một điều quan trọng và vô cùng cần thiết đối với mỗi gia đình. Gia chủ hoàn toàn có thể tự tiến hành bốc bát hương thay vì thuê thầy cúng. Tuy nhiên, mọi gia đình cần lưu ý điều kiêng kỵ cần tránh khi bốc bát nhang để tránh gặp phải những điều xui rủi:

Việc bốc bát hương cần được gia chủ nghiên cứu kỹ càng trước khi tiến hành
- Sau khi tẩy và làm sạch bát hương thì gia chủ rửa tay sạch bằng nước gừng pha rượu trắng rồi tiến hành bốc bát hương.
- Tiến hành gói bộ Dị Hiệu. Đặt tờ Hiệu lên trên gói “thất bảo” và dùng giấy trang kim để gói.
- Rải một lớp thạch anh ngũ sắc xuống đáy bát hương.
- Đặt bộ Dị Hiệu đã gói lên trên lớp đá thạch anh.
- Sau đó gia chủ vừa bốc tro nếp đã chuẩn bị để bỏ vào bát hương. Vừa bỏ vừa đếm theo vòng “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Đến nắm tro cuối cùng cho vào bát hương dừng lại ở chữ Sinh là được.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Làm lễ hóa vàng vào ngày nào cát lành để cả năm bình an
5. Bước 5. Đặt bát hương lên bàn thờ
Sau khi bốc xong bát hương, gia chủ tiến hành bỏ bát hương lên đúng vị trí ở bàn thờ. Tiếp đến, gia đình làm lễ và xin quẻ âm khí, dương khí. Việc xin quẻ thường được thực hiện bởi các thầy bói, xem xét xem thầy bói đã đặt đúng vị trí hay chưa. Nếu không thành thạo trong việc làm lễ, gia chủ có khả năng sẽ bỏ lỡ việc xin quẻ này. Tuy nhiên, điều quan trọng là lòng thành của gia chủ. Nếu gia chủ thực sự có tâm thì thần linh sẽ đồng ý.

Mâm cúng không cần quá chỉnh chủ mà quan trọng là lòng thành của gia chủ
Lễ thay bàn thờ cũng được thực hiện chu đáo, tỉ mỉ. Việc sắm lễ tùy thuộc vào tâm của gia đình, không cần thiết quá chỉnh chu. Tuy nhiên, các lễ vật cần thiết bao gồm:
- Một con gà lễ, 1 đĩa xôi, 1 chân giò luộc chín, 1 chai rượu trắng, 2 lạng thịt vai để sống, 5 quả trứng gà ta để sống (lễ xong phải luộc chín luôn).
- 3 lá trầu + 3 quả cau, 3 chén trước, 9 bông hồng, 5 quả tròn (Quả táo,… các loại quả có hình tròn).
- 1 đĩa gạo muối không trộn lẫn, 1 bao thuốc lá, 1 lạng chè ngon.
- 1 đinh vàng hoa, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng, 5 lễ vàng tiền.
- 1 mâm cơm canh không hành tỏi.
5. Những câu hỏi thường gặp khi bốc bát hương
Bốc bát hương là một việc tâm linh được người dân vô cùng chú trọng. Chính vì thế, gia chủ cần tiến hành tìm hiểu kỹ càng các thông tin để tránh gặp sai sót. Theo quan niệm xưa, nếu thực hiện đúng và đủ các nghi lễ bốc bát hương sẽ đem lại sự sung túc, cuộc sống bình an cho gia đình. Vì thế gia chủ cần đặc biệt lưu ý những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương.
5.1 Ai là người bốc bát hương, có nên tự bốc bát hương?
Theo quan niệm của người xưa, gia chủ hoàn toàn có thể tự tiến hành bốc bát hương thay vì nhờ thầy cúng. Điều quan trọng ở đây là gia chủ cần thật sự thành tâm và thực hiện đúng các thủ tục quy định. Hầu hết, mọi người thường chọn những người lớn tuổi, có kinh nghiệm sống, hiền lành tử tế để nhờ bốc bát hương. Điều này nhằm xin lộc thần linh với mong muốn gia đình sẽ đủ đầy, hạnh phúc.

Gia chủ hoàn toàn có thể tự bốc bát hương thay vì nhờ đến các thầy cúng
5.2 Nguyên nhân bát hương không linh
Nhiều trường hợp gia đình tiến hành làm lễ nhưng bát hương không linh. Điều này có nghĩa là khi gia chủ hoặc con cháu thắp hương nhưng không ai về hưởng. Nguyên nhân chính của sự việc không may này bắt đầu từ nhiều vấn đề khác nhau.

Bát hương không linh người được thờ không hưởng được hương khói từ con cháu
- Trong bát hương của gia đình không có dị hiệu. Điều này khiến thần linh hoặc gia tiên không được mời về. Trong cuộc sống, nhiều trường hợp người bốc bát hương có khả năng mời mời người được thờ về bát hương nhận lễ mà không cần dị hiệu. Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm có và vô cùng ít gặp.
- Bát hương ghi dị hiệu không đúng cũng là nguyên nhân chính cho việc không linh. Ví dụ bát hương thờ Thần linh Thổ công lại ghi nhầm thờ người nào đó trong dòng họ. Hoặc Dị hiệu ghi thờ quá nhiều người, trở nên lôm côm. Điều này gặp ở bất cứ người nào bốc bát hương. Nhiều khi chỉ là vô tình khi bốc nhiều bát hương đã bỏ nhầm Dị hiệu nọ sang bát hương kia khiến người được thờ không được mời về.
- Bát hương bị yểm âm binh là lý do được nhiều người biết đến. Một số nhà sư yểm âm binh vào bát hương, ảnh hưởng xấu đến nhà chùa. Hậu quả là thần linh và gia tiên không chấp nhận bát hương do âm binh cản trở. Do vậy, gia chủ thực chất chỉ đang thờ cúng âm binh. Vì thế, các thầy đồng bốc bát hương cần có tâm hướng thiện, không có mục đích cầu lợi cá nhân mà cần phải thật thành tâm. Bốc bát hương thành tâm chính là làm việc thiện giúp đời.
5.3 Cách nhận biết bát hương không linh
Gia chủ nếu không có công quyền năng đặc dị thì không thể biết được vấn đề không linh của bát hương. Vì vậy, gia chủ cần nhờ đến sự trợ giúp của những người có khả năng đặc biệt này. Người kiểm tra bát hương hoàn toàn có thể thực hiện trực tiếp hoặc từ xa theo khả năng và công lực. Thông thường người này có khả năng mời người được thờ về. Nếu không thấy về thì bằng công quyền năng triệu về để hỏi, sẽ rõ ngay vấn đề này.

Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương cần được gia chủ tìm hiểu để tránh không linh
Bài viết trên đã đem đến tất cả thông tin về những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương. Hy vọng qua đó, quý bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề tâm linh trong cuộc sống. Nhờ vậy, gia chủ có thể biết được những lưu ý cần thiết khi tiến hành bốc bát hương. Nếu gặp bất cứ thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm, mời bạn liên hệ ngay đến topdoanhnghiepvn nhé.
>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN:
- Lau dọn bàn thờ cuối năm ngày nào để an nhàn, phát đạt
- Thay bàn thờ mới vào ngày nào? Quy trình và lưu ý chi tiết