Thay bàn thờ mới vào tháng nào, ngày nào là thắc mắc của nhiều gia chủ nhằm tránh thất lễ với bề trên. Bởi theo quan niệm dân gian, việc thay bàn thờ mới rất quan trọng và có thể ảnh hưởng về mặt tâm linh. Vậy thủ tục thay bàn thờ như thế nào? Gia chủ cần lưu ý những gì trong quá trình này? Mời bạn cùng topdoanhnghiepvn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Tại sao cần phải thay bàn thờ mới?
Bàn thờ được coi là vật dụng có ảnh hưởng đến toàn bộ vấn đề tâm linh trong nhà. Bởi thế nên nhiều gia đình quan niệm rằng việc thay bàn thờ mới là tối kỵ, cần tránh thực hiện. Vậy quan niệm này có đúng không? Gia chủ nên cần thay bàn thờ mới vào tháng nào và ở những trường hợp nào?
1.1 Đối với bàn thờ gia tiên
Có nên thay bàn thờ gia tiên không? Theo khoa học tâm linh, gia chủ có thể thực hiện thủ tục thay bàn thờ mới trong các trường hợp sau:
- Bàn thờ cũ đã bị hỏng, xuống cấp, mục nát hoặc không còn phù hợp với không gian thờ cúng của gia đình.
- Tài lộc của gia chủ không tốt nên muốn thay bàn thờ Thần Tài mới; sức khỏe gia đình không tốt có thể thay đổi bàn thờ ông Địa mới.
- Gia đình chuyển nơi ở, nơi kinh doanh khác mà không thể (hay không muốn) mang theo bàn thờ cũ.

Có nên thay bàn thờ gia tiên không? Thay bàn thờ mới vào tháng nào khi đã bị cũ, hỏng
Bên cạnh đó, việc lập bàn thờ mới cũng thể hiện cho sự tôn kính với thần linh, tổ tiên, sự quan tâm đến tôn nghiêm của không gian thờ cúng trong nhà. Nhờ đó, gia chủ sẽ nhận được phước báo.
Quan điểm Phật giáo cho rằng, khi gia chủ đủ duyên lành về tài chính rồi phát tâm tổn trí lại bàn thờ là việc lành. Do đó, hành động này sẽ không ảnh hưởng về tâm linh, không sai phạm và không phải kiêng cữ.
>>>> TIN HAY KHÔNG NÊN BỎ: Cách Cúng Người Khuất Mặt Trong Nhà Linh Nghiệm Đến 99%
1.2 Đối với bàn thờ Thần Tài
Cũng giống như bàn thờ gia tiên, gia chủ có thể thực hiện việc thay đổi bàn thờ Thần Tài mới. Việc này được thực hiện trong một số trường hợp như:
- Bàn thờ quá cũ hoặc đã hỏng.
- Gia chủ xây nhà hoặc chuyển sang nhờ mới.
- Gia chủ gặp vấn đề tài lộc không tốt.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể tiến hành hóa và xin phép không thờ phụng Thần Tài nữa.

Bàn thờ Thần Tài có thể thay mới khi gia chủ gặp vấn đề về tài lộc
2. Thay bàn thờ mới vào tháng nào tốt, ngày nào đẹp?
Như vậy, việc thay bàn thờ mới trong các trường hợp trên hoàn toàn không “phạm” đến thần linh, tổ tiên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lúc này là gia chủ nên thay bàn thờ mới vào tháng nào, ngày nào? Chi tiết phần giải đáp cho thắc mắc này sẽ có ngay sau đây.
2.1 Xem ngày tháng tốt thay bàn thờ gia tiên
Có thể thấy rằng việc xem ngày tốt thay bàn thờ mới hay chọn ngày thay bàn thờ mới là điều vô cùng quan trọng. Ngày, giờ được chọn phải phù hợp với tuổi của chủ nhà, tránh những ngày xấu. Nếu không biết xem ngày tốt xấu, gia chủ hoàn toàn có thể tham khảo theo lịch để chọn nên thay bàn thờ vào thời gian nào là tốt nhất. Từ những ngày tốt đã đánh dấu, gia chủ lại lựa ra những ngày hợp tuổi để thay bàn thờ gia tiên.

Cần xem ngày tốt thay bàn thờ mới và tránh ngày xấu
Nếu muốn an tâm hơn, gia chủ có thể tìm đến những người biết xem ngày tốt thay bàn thờ mới và chọn ra thời điểm thích hợp để thực hiện thủ tục khấn cúng thay bàn thờ gia tiên.
Như vậy, thay bàn thờ mới vào ngày nào? Khi chọn ngày thay bàn thờ gia tiên, bạn phải chọn ngày hợp tuổi, hợp mệnh của người đứng ra làm lễ.
2.2 Chọn ngày thay bàn thờ Thần Tài
Thay bàn thờ thần tài mới vào ngày nào? Thông thường, gia chủ có thể tiến hành thay bàn thờ mới vào các ngày mùng Một và ngày Rằm âm lịch hàng tháng.
3. Thủ tục thay bàn thờ mới chuẩn nhất
Người Việt quan niệm, bàn thờ là nơi thờ phụng ông bà, tổ tiên để con cháu thể hiện lòng hiếu thuận. Nói theo cách khác, bàn thờ giống nơi cư ngụ của các thành viên đã khuất, để những người này phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, bình an. Vì thế, bên cạnh việc chọn ngày, thủ tục thay mới bàn thờ gia tiên cũng rất được coi trọng.
3.1 Chuẩn bị mâm cúng thay bàn thờ mới
Mâm lễ thay bàn thờ mới phải làm những gì? Gia chủ nên chuẩn bị các loại đồ cúng sau:
- Mâm ngũ quả.
- Hoa tươi.
- Nhang, đèn cầy.
- Vàng mã. (Gia chủ nên đến tiệm vàng mã để hỏi mua bộ vàng mã chuyển bàn thờ.)
- Bộ tam sanh.
- Gà luộc.
- Xôi.
- Rượu, trà.
- Trầu cau.

Lễ cúng lễ thay bàn thờ gia tiên không thể thiếu mâm ngũ quả
3.2 Văn khấn chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Gia chủ nên soạn trước văn khấn chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới ra một tờ giấy riêng hoặc học thuộc các ý chính để đọc khi làm lễ chuyển bàn thờ. Nội dung văn khấn lập bàn thờ mới gia tiên như sau:
“Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)
Con xin kính lạy liệt tổ liệt tông… (họ của ông bà, tổ tiên) gia tại thượng
Kính lạy cửu huyền thất tổ nội ngoại gia tiên linh (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ)
Con tên là… Hôm nay ngày… tháng.… năm…(nhằm ngày … tháng … năm … âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ đến địa chỉ mới ở… Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa điểm mới.
Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.
Cẩn cáo!”

Gia chủ phải thành tâm khi đọc văn khấn thay mới bàn thờ gia tiên
3.3 Quy trình chuyển bàn thờ
Khi chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới, gia chủ cần thực hiện theo lễ chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới với các bước như sau:
- Bước 1: Gia chủ bày mâm cúng trước bàn thờ.
- Bước 2: Thắp nhang.
- Bước 3: Thành tâm khấn vái tổ tiên, thần linh.
- Bước 4: Tiến hành hóa vàng mã.
- Bước 5: Bái tạ khi nhang tàn và mang theo các đồ vật trên bàn thờ xuống.
- Bước 6: Quét bụi, lau dọn bàn thờ và đồ thờ sạch sẽ.
- Bước 7: Xếp các đồ trên bàn thờ vào thùng một cách cẩn thận và đóng gói chắc chắn.
- Bước 8: Chuyển đến nhà mới, bài trí lại các đồ vật lên bàn thờ mới.
- Bước 9: Làm lễ nhập trạch nhà mới, mời tổ tiên về tại vị.
- Bước 10: Sau khi chuyển bàn thờ, gia chủ cần phải thắp nhang liên tục trong 1 tuần vì theo quan niệm dân gian, đây là cách để tổ tiên quen với nhà mới.

Nên chuyển bàn thờ vào ngày nào? Thủ tục ra sao?
>>>> THAM KHẢO NGAY: Mùng 1 có nên tắm không? Những kiêng kỵ đầu năm cần biết
4. Lưu ý khi chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới
Bàn thờ là vật dụng có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tâm linh trong gia đình. Do đó, bên cạnh thắc mắc “thay bàn thờ mới có phải xem ngày không, cần lưu ý điều gì?” Theo đó, đối với bàn thơ gia tiên bạn nên xem ngày kỹ lưỡng khi thay. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần để ý đến nhiều khía cạnh khác khi thực hiện thủ tục này. Cụ thể, gia chủ cần lưu ý những nội dung sau khi chuyển từ bàn thờ mới sang bàn thờ cũ:
- Đầu tiên, như đã nói, gia chủ cần phải xem ngày và giờ hoàng đạo để chuyển bàn thờ, bát hương. Việc này thường sẽ được tiến hành vào ngày nhập trạch nhà mới.
- Lễ chuyển bàn thờ và bốc bát hương sẽ phải do người đàn ông trụ cột gia đình tiến hành. Trường hợp nhà không có nam nhân thì nữ nhân sẽ đứng ra làm lễ.
- Bàn thờ mới nên được đặt ở nơi trang trọng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ ở nơi ẩm thấp hay gần hoặc phía dưới nhà vệ sinh.
- Khi lau dọn đồ dùng trên bàn thờ, gia chủ phải hết sức cẩn thận, tránh làm đổ hoặc làm ngã đồ dùng làm lễ.
- Không gian đặt bàn thờ mới cần phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi tiến hành xếp đồ cúng vào.
- Gia chủ cần khấn vái một cách nghiêm túc, thể hiện được lòng thành kính của bản thân với thần linh, tổ tiên.

Thay bàn thờ mới có phải xem ngày không là điều nhiều người quan tâm
Ở nước ta, tín ngưỡng thờ tổ tiên, thần linh mang ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, các thủ tục chuyển, thay mới bàn thờ, bốc bát hương mới… đều phải được thực hiện một cách hết sức cẩn thận. Bởi thế, dù chỉ là đổi vị trí bàn thờ trong nội bộ căn nhà, gia chủ cũng cần chú ý làm theo thứ tự các bước và lưu ý kể trên.
>>>> XEM THÊM: Mùng 1 có nên gội đầu không? Cắt tóc, giặt đồ có phải kiêng kỵ
5. Cách xử lý bàn thờ cũ hợp phong thuỷ?
Thay bàn thờ mới đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải xử lý bàn thờ cũ. Tuy nhiên, đây là vật linh thiêng nên cần phải được xử lý đúng cách theo từng loại. Vậy, khi thay bàn thờ mới thì bàn thờ cũ xử lý thế nào? Cách thay bàn thờ mới ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Việc vứt bỏ bàn thờ cũ xuống sông vừa gây hại cho môi trường, vừa thể hiện sự bất kính với thần linh, tổ tiên
Theo các chuyên gia phương thủy, bàn thờ cũ nên được xử lý theo nguyên tắc, mọi thứ đều sinh ra từ đất và nên được trở về với đất mẹ khi kết thúc. Từ đây, gia chủ có thể phân loại và xử lý đồ thờ cũ như sau:
- Đối với bàn thờ, đồ thờ cũ có thể đốt
Gia chủ tiến hành phân nhỏ bàn thờ cũ ra để đốt thành tro. Sau đó, bạn lấy tro đó đem chôn xuống đất hoặc rải xuống sông. Tuy nhiên, gia chủ cần chú ý an toàn về cháy nổ trong quá trình thực hiện. Trường hợp không thể tự xử lý bàn thờ cũ cỡ lớn, gia chủ có thể thuê người đốt.
- Đối với bàn thờ, đồ thờ cũ không thể đốt
Sau khi lọc, nếu có những món đồ thờ cũ có thể dùng được, gia chủ có thể tiếp tục sử dụng. Đối với những đồ thờ cũ không dùng và không thể đốt, gia chủ có thể đập nhỏ và đem chôn xuống đất. Trường hợp những món đồ quý giá bằng đồng, gia chủ có thể tái sử dụng hoặc quyên góp để đúc thành vật phẩm thờ phụng cho chùa.
- Có nên bán hoặc mua tủ thờ, đồ thờ cũ không?
Việc bán đi hay mua lại bàn thờ, những đồ thờ cũ là việc gia chủ không nên làm. Bởi bàn thờ là vật linh thiêng trong gia đình vì vậy gia chủ nên tiến hành mua mới. Bên cạnh đó, về tâm linh, bàn thờ và đồ thờ là nơi trú ngụ của gia tiên, thần linh nên nếu “bất đắc dĩ”, gia chủ có thể dùng lại bàn thờ và đồ thờ cũ của anh em trong nhà chuyển lại.
Bên cạnh đó, đồ thờ cũ rất khó “làm sạch” hoặc nếu gia chủ không biết cách “làn sạch”, gia tiên mới sẽ không thể “trú ngụ” ở đó được. Do đó, thay vì mua đồ cũ, nếu không có điều kiện sớm bàn thờ hoành tráng, gia chủ chỉ cần chọn đồ thờ phù hợp với không gian và ngân sách.

Gia chủ không nên bán hoặc mua bàn thờ cũ
Ngoài ra, việc bán bàn thờ sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng thần linh, tổ tiên. Bởi thế, nến có thể sửa chữa cho phù hợp với không gian và mục đích sử dụng thì gia chủ nên dùng tiếp. Trong trường hợp đồ vật bị hư hỏng không thể sửa thì gia chủ nên xử lý bằng cách hóa hoặc chôn xuống đất.
Như vậy, bài viết “thay bàn thờ mới vào tháng nào, ngày nào” để chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề thay mới bàn thờ. Vì bàn thờ là vật linh thiêng theo quan niệm tâm linh của người Việt nên việc thay bàn thờ mới nên được thực hiện cẩn thận với đầy đủ các thủ tục. Bên cạnh đó, bạn đừng quên đón đọc các nội dung khác có liên quan được chia sẻ thường xuyên bởi topdoanhnghiepvn nhé!
>>>> BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
- Xem Ngày Đặt Bàn Thờ Thần Tài Giúp Cả Năm Đại Cát, Đại Lợi
- Dọn ban thờ ngày 23 tháng chạp như thế nào? Văn khấn & lưu ý