Nên chuẩn bị vàng mã cúng rằm tháng 7 như thế nào trong ngày 15 tháng bảy âm lịch? Rằm tháng 7 hay Tết Trung Nguyên là ngày xá tội vong linh theo phong tục truyền thống. Ở Việt Nam thường tổ chức một lễ cúng cho tổ tiên, thần linh và chúng sinh trong ngày này. Đặc biệt trong lễ vật cúng không thể thiếu giấy tiền vàng mã. Vậy cùng tham khảo bài viết chi tiết dưới đây của topdoanhngiepvn để biết thêm thông tin về cách chọn vàng mã cho phù hợp nhé.
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Các loại vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Các gia đình ở Việt Nam vào ngày rằm tháng 7 thường có một mâm cúng để dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó gia chủ còn làm thêm mâm lễ để cúng phật hay cúng chúng sinh. Vậy các loại vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Các bạn có thể tham khảo câu trả lời ở bên dưới.
1.1 Vàng mã cúng tháng 7 gia tiên
Vàng mã dùng để cúng Rằm tháng 7 trong mâm cúng gia tiên sẽ gồm các loại như giấy vàng mã, xe, nhà, quần áo, tiền âm phủ,… Hay có thể là những đồ người đã mất lúc còn sống yêu thích để gửi về cho họ. Theo quan niệm từ xưa thì sau khi bạn đốt vàng mã, người âm sẽ nhận được ngay. Do vậy, các bạn nên đốt nhiều tiền để cho người âm có thể sử dụng để mua thứ mà những âm hồn đó thích.

Vàng mã cúng rằm tháng 7 cho gia tiên
1.2 Vàng mã cúng tháng 7 chúng sinh
Tương tự như lễ cúng gia tiên và thần linh, lễ cúng chúng sinh (cô hồn) cũng cần phải được chuẩn bị tươm tất. Giấy tiền vàng mã cúng chúng sinh trong ngày Rằm tháng 7 sẽ gồm có:
- Tiền vàng: Từ 15 lễ trở lên
- Quần áo chúng sinh: Chuẩn bị từ 20 – 50 bộ
- Tiền chúng sinh: Càng nhiều càng tốt.

Vàng mã cúng rằm tháng 7 cho chúng sinh
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Tết Trung Nguyên ngày rằm tháng 7 có ý nghĩa gì| Cách cúng bái
2. Hướng dẫn cúng rằm tháng 7 đúng chuẩn nhất
Tháng 7 còn được gọi là tháng cô hồn, tháng của những âm hồn được thả về nhân gian. Vào tháng này các gia chủ cần chú ý đến việc đi lại, công việc làm ăn của bản thân. Thường thì người ta sẽ cúng cô hồn vào trước ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Các vật lễ cúng cần phải chuẩn bị chu đáo, đủ, đúng theo phong tục và nghi thức. Tùy theo lễ cúng mà việc thực hiện lễ nghi cũng khác nhau. Mọi người cần lưu ý để thực hiện cho đúng và chính xác.
2.1 Cúng phật
Về lễ cúng phật, bạn sẽ cần quan tâm đến một số điều dưới đây để có một lễ cúng trang trọng và nhận được nhiều phước báu.
- Vị trí đặt lễ cúng Phật cần phải được đặt ở vị trí cao nhất để tránh phạm tội bất kính. Bởi điều này sẽ dẫn tới những vấn đề không may xảy đến.
- Khi cúng rằm tháng 7, gia chủ có thể lựa chọn mua hoa huệ, sen, hoa ngâu hay hoa mẫu đơn để đặt lên bàn thờ Phật. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được sử dụng những loại hoa dại, hoa tạp để cúng vào ngày cô hồn.
- Để cúng Phật, mọi người có thể chuẩn bị sẵn một mâm cơm bằng đồ chay để cúng.

Cúng phật vào rằm tháng 7
2.2 Cúng thần linh và gia tiên
Khi cúng thần linh và gia tiên, các gia chủ cần chú ý đến những việc như sau:
- Vị trí đặt lễ cúng thần linh được đặt ở dưới lễ Phật và trên lễ cúng tổ tiên.
- Theo phong tục của ông bà ta từ xưa cho đến nay, mâm cỗ để cúng thần linh thường sẽ có xôi và một con gà nguyên. Gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm bình hoa, trái cây và rượu để mâm lễ được đầy đủ và chu đáo.
- Lễ cúng tổ tiên cần có một mâm cơm, có thể làm đồ mặn hay chay tùy ý của bạn. Với mâm mặn thì mọi người nên chuẩn bị đầy đủ những món như xôi gấc, gà luộc, canh, món xào,… Đồng thời, các bạn nên đặt lên trên mâm lễ vàng mã cúng thần linh, những vật dụng làm bằng giấy cho người cõi âm, như là quần áo, giày dép, ngựa, xe, trang sức,…

Cúng gia tiên vào rằm tháng 7
>>>> TIN LIÊN QUAN: Bài cúng Rằm tháng 7 cầu bình an, tránh vong hồn quấy phá
2.3 Cúng cô hồn và vong linh
- Vị trí đặt lễ: Nghi lễ cúng cô hồn cần được thực hiện ở ngoài trời hay trước cửa chính của ngôi nhà.
- Mâm lễ cúng bao gồm những đồ vật như tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo làm từ giấy với số lượng từ 20 đến 40 bộ, hoa, mâm ngũ quả… Đặc biệt, gia chủ tuyệt đối không được cúng đồ mặn cho các vong linh. Thay vào đó mọi người nên chuẩn bị khoai lang, ngô luộc, bỏng ngô, sắn luộc, kẹo bánh… Nếu bạn cúng cháo trắng thì nên đặt thêm mâm gạo muối và 5 cái bát cùng 5 đôi đũa.
- Lưu ý, khi rải tiền vàng ra mâm cúng, các bạn nên trải đều theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng nên thắp từ 3, 5 hay 7 nén nhang.

Cúng cô hồn và vong linh
3. Cách đốt vàng mã cúng thần linh tháng 7
Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, các gia chủ cần lưu ý là phải đốt thật từ tốn, chậm rãi, vừa đốt vừa kêu tên của người đã mất. Hơn nữa là tuyệt đối không được nóng vội mà gom tất cả vào lửa để đốt một lần cho xong. Điều này được xem là hấp tấp, không thành tâm và sẽ mạo phạm đến thần linh, ông bà tổ tiên.
Trên vật dụng đốt, gia chủ nên ghi rõ họ tên của người đã mất. Lưu ý bạn không được sử dụng từ “chết” mà thay vào đó là từ “đại nạn” vào năm nào. Lúc đốt, các bạn cũng không nên dùng cây để nhấn vào tiền đang đốt, điều này sẽ làm cho tro bị nát hết. Đặc biệt, gia chủ cũng nên tránh việc dùng nước dội thẳng vào đống lửa khi lửa vẫn chưa tàn hết. Những hành động này có thể mang đến những điều không may. Thần linh, ông bà tổ tiên sẽ không thể chứng giám và phù hộ.

Đốt vàng mã cúng thần linh vào rằm tháng 7
>>>> KHÔNG THỂ BỎ QUA: Mâm cơm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Gợi ý cụ thể
4. Bài cúng đốt vàng mã rằm tháng 7
Về nội dung bài cúng đốt mã Rằm tháng 7 sẽ như sau:
“Âm dương nhất lý
Lễ phật hoàn thành
Phần hóa kim ngân
Cúng giàng lễ tất”
hoặc
“Dương sao âm vậy
Lễ Phật đã xong
Phần hóa vàng bạc
Cúng dàng đã xong”

Bài cúng đốt vàng mã rằm tháng 7
5. Gợi ý ngày giờ tốt cúng rằm tháng 7
Để có một lễ cúng thành tâm và nhận được nhiều sự giúp đỡ từ cõi trên, ngoài việc chuẩn bị lễ vật, giấy tiền vàng mã. Mọi người cũng nên chọn ngày giờ thực hiện lễ cúng cho phù hợp. Dưới đây là gợi ý các bạn có thể tham khảo.
5.1 Hướng dẫn chọn ngày tốt cúng rằm tháng 7
Theo quan niệm xưa, từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch là các ngày địa ngục mở cửa, ân xá cho những vong linh. Vào những ngày này, các cô hồn sẽ được thả tự do trở về dương thế, vất vưởng khắp mọi nơi ở trên dương gian. Do vậy, để vong linh không có nhà cửa được bình an, ma quỷ không quấy phá thì mọi người nên sắm mâm cỗ để thực hiện nghi lễ cúng một cách thành tâm và chu đáo nhất.
Ngày rằm tháng 7 còn gọi là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Vì vậy, nếu thực hiện lễ cúng Phật, thần linh hay ông bà tổ tiên vào đúng ngày này thì sẽ không tốt. Bởi những linh hồn lang thang, vất vưởng sẽ có thể đến quậy phá, khiến cho tổ tiên, ông bà tổ tiên không nhận được lễ vật bạn cúng tế. Vì thế, tốt hơn gia chủ nên thực hiện lễ cúng trước ngày rằm tháng 7 vài ngày. Có thể là từ ngày Mười Một (11) đến Mười Bốn (14) tháng 7 âm lịch là tốt nhất.

Chọn ngày tốt cúng rằm tháng 7
5.2 Hướng dẫn chọn giờ tốt cúng rằm tháng 7
Gia chủ nên tiến hành đốt vàng mã trước giờ Ngọ (11 giờ 30 phút trưa). Tốt nhất là nên chọn giờ cúng phù hợp với tuổi của gia chủ. Nếu các gia đình bận rộn và không thể thực hiện đúng giờ linh. Thì bạn có thể cúng giờ nào cũng được, nhưng tuyệt đối không được qua 11 giờ 30 phút đêm ngày 15 tháng 7 âm lịch. Đặc biệt, bạn không được cúng rằm tháng 7 vào những ngày khác nghĩa như từ đêm hôm trước sang canh của hôm sau.
Việc đốt vàng mã nên được thực hiện ở một góc sân hay vị trí nào đó thật sạch sẽ. Khi sắp hết 1 tuần hương, gia chủ mới thực hiện việc hóa tiền vàng. Thủ tục đốt vàng mã cũng cần được tiến hành theo thứ tự. Cụ thể là thần linh trước và ông bà tổ tiên thì sau. Trước khi hạ lễ phải khấn và vái ba vái: “Con xin hóa tiền vàng, kim ngân,… cầu mong vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh về lại nơi âm giới.

Chọn giờ tốt cúng rằm tháng 7
6. Các lưu ý khi cúng cô hồn rằm tháng 7
- Lễ cúng không nên có món mặn. Khi cúng thì phải đặt lễ cúng ở trước cửa nhà hay là nơi bạn đang kinh doanh, buôn bán.
- Vật dụng đốt cho ai thì cần ghi rõ họ tên của người đó. Bạn sẽ dùng từ ” đại nạn” vào năm nào thay thế cho từ “chết”.
- Giờ cúng và đốt vàng mã nên được làm trước 11h30 trưa vào ngày rằm tháng 7. Tốt nhất là các bạn nên chọn giờ phù hợp với tuổi của gia chủ để cúng. Nếu như mọi người không có thời gian cúng vào giờ đó, thì nên cúng trước 23h30 đêm ngày 15 âm lịch là được.
- Lúc rải tiền ra mâm cúng, bạn phải để theo 4 hướng và mỗi hướng sẽ để cây hương theo số lẻ 3, 5 hay 7. Kết thúc lễ cúng, mọi người nên rải muối, gạo ra sân, đường, sau đó đến đốt vàng mã.
- Trước khi cúng, nếu có người tới giật đồ cúng ở trên tay dù cho bạn chưa thắp hương khấn vái thì các bạn nên buông thả đồ cúng đó.
- Rằm tháng 7 cũng là dịp mà các gia đình, con cháu nhớ về tổ tiên, nguồn cội. Mọi người nên vệ sinh bàn thờ, lau dọn đúng cách để chuẩn bị cho việc làm lễ cúng. Vì bàn thờ là nơi rất thiêng liêng nên việc vệ sinh lau dọn bàn thờ là rất cần thiết và cần được đặc biệt chú trọng.

Lưu ý khi cúng rằm tháng 7
Vàng mã cúng rằm tháng 7 là một lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng của mỗi gia đình. Hy vọng qua bài viết này của topdoanhnghiepvn, sẽ giúp mọi người biết thêm nhiều điều để có một lễ cúng thật sự có ý nghĩa. Đặc biệt là để thần linh có thể chứng giám tấm lòng thành kính của gia chủ và sẽ phù hộ độ trì cho gia đình của bạn được bình an.
>>>> XEM TẤT CẢ:
- Những điều kiêng kỵ trong tháng 7 cần biết để tránh gặp xui xẻo
- Mùng 7 tháng 7 là ngày gì? Ý nghĩa & những điều kiêng kỵ